Chứng chỉ SSL là gì? Phương pháp cài đặt SSL cho website dễ dàng

chứng chỉ ssl là gì, cách cái đặt ssl dễ dàng

Chứng chỉ SSL (SSL Certificate) nghĩa là gì? Tại sao website của bạn lại cần SSL cũng như chứng chỉ này hoạt động như thế nào? Đây chắc chắn sẽ là thắc mắc chung của hầu hết những ai đang tìm hiểu về các cách để bảo mật cho một website.

Nếu như bạn cũng đang tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì bài viết của TrainingOnSoft sau đây sẽ giúp giải đáp tất cả mọi thứ cho bạn.

Chứng chỉ số SSL là gì?

chứng chỉ số ssl là gì

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định nghĩa SSL là gì nhé! SSL – Secure Sockets Layer là một tiêu chuẩn của an ninh công nghệ bảo mật. Tiêu chuẩn này cho phép thiết lập kết nối được truyền thông mã hóa một cách an toàn giữa máy chủ web (host) và trình duyệt web (client).

Sử dụng SSL nhằm để đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng đều được riêng tư, tách rời và toàn vẹn. Đây cũng chính là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên khắp thế giới trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Khi tìm hiểu về SSL chắc chắn rằng bạn cũng đã từng nghe nhắc đến cụm từ chứng chỉ SSL (SSL Certificate) trên các website. Chứng chỉ SSL thường được biết đến với tên gọi khác là chứng chỉ khóa công khai hoặc chứng chỉ số SSL. Chứng chỉ số SSL là tài liệu dùng để chứng thực quyền sở hữu khóa công khai của một website.

Đồng thời nó còn cho phép thiết lập mã hóa kết nối an toàn, bảo mật giữa máy chủ web và trình duyệt hoặc các ứng dụng dựa trên giao thức bảo mật TLS. Tất cả các trang web được xem là hợp pháp chỉ khi có SSL Certificate để có thể xác minh quyền sở hữu và tính bảo mật cho các gói dữ liệu được truyền đi trên môi trường Internet.

Mục đích của việc sử dụng Secure Sockets Layer chính là đảm bảo Hacker không thể tạo ra một trang web giả mạo. Ngoài ra thì SSL Certificate còn ngăn chặn thông tin người dùng sẽ không bị đánh cắp dựa trên các phương thức mã hóa mới nhất.

Một chứng chỉ SSL thường bao gồm các thông tin cơ bản về bên được cấp chứng chỉ như sau:

  • Tên miền website đã đăng ký cấp chứng chỉ.
  • Cá nhân, tổ chức hoặc thiết bị đã được đăng ký chứng chỉ.
  • Tên của tổ chức cấp chứng chỉ Secure Sockets Layer.
  • Có chữ ký số của tổ chức được phép cấp chứng chỉ SSL.
  • Tên miền phụ của website được liên kết.
  • Ngày cấp và ngày hết hạn của chứng chỉ số SSL.
  • Khóa công khai của chứng chỉ và khóa riêng tư sẽ được giữ bí mật.

Chứng chỉ số SSL rất quan trọng và cần cài đặt trên website của doanh nghiệp vì chứng chỉ này cho phép khách hàng khi truy cập vào sẽ xác minh được tính xác thực và mức độ tin cậy của website cũng như độ uy tín thương hiệu.

Bên cạnh đó thì nó cũng đảm bảo tất cả dữ liệu cũng như thông tin truyền tải giữa trình duyệt website và người dùng sẽ được mã hóa để tránh nguy cơ bị can thiệp.

Một số định nghĩa, thuật ngữ về các loại SSL

  • Domain Validation (DV SSL): Domain Validation là một loại chứng chỉ SSL hay còn được gọi là DV SSL. Chứng chỉ số SSL này được dùng để chứng thực cho tên miền của một website. Khi một website sử dụng chứng chỉ DV SSL thì sẽ được xác thực tên domain. Từ đó website sẽ được mã hoá và an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu.
  • Organization Validation (OV SSL): Organization Validation – OV SSL là chứng chỉ số SSL thường được dùng để chứng thực cho website và xác thực được doanh nghiệp nào hiện đang sở hữu website đó .
  • Extended Validation (EV SSL): EV SSL sẽ cho khách hàng thấy được rằng website của bạn đang sử dụng một loại chứng chỉ SSL có độ bảo mật cao nhất. Bên cạnh đó thì Extended Validation cũng là một loại chứng chỉ SSL được rà soát pháp lý rất kỹ càng.
  • Subject Alternative Names (SANs SSL): SANs là tên viết tắt của cụm từ Subject Alternative Names. Đây là một loại chứng chỉ SSL cho phép mua thêm tên miền con để tích hợp vào chứng chỉ Secure Sockets Layer có sẵn. Hơn thế nữa, SANs SSL còn là một chứng chỉ tiêu chuẩn chỉ bảo mật cho duy nhất một tên miền website đã được kiểm định trước đó. Chứng chỉ số SSL SANs cũng có thể tích hợp với tất cả các loại chứng chỉ số SSL khác bao gồm: Domain Validation – DV SSL, Organization Validation – OV SSL và Extended Validation – EV SSL. Ngoài ra thì SANs có tính bảo mật cao hơn so với Wildcard SSL.
  • Wildcard SSL Certificate (Wildcard SSL): Wildcard SSL Certificate là một chứng chỉ SSL không chỉ có thể dùng cho tên miền chính mà còn cho tất cả các tên miền phụ của một website. Đây chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho những khách hàng đang sử dụng nhiều tên miền phụ (sub-domain) như các cửa hàng online. Các tên miền phụ thường cần chứng chỉ SSL cho mục đích như facebook apps,…

Lợi ích khi sử dụng SSL là gì?

tính năng của chứng chỉ ssl

  • Xác thực website và các giao dịch trực tuyến.
  • Nâng cao hình ảnh, độ nhận diện thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
  • Đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch giữa khách hàng với doanh nghiệp cũng như các dịch vụ truy nhập hệ thống.
  • Nâng cao tính bảo mật webmail và một số ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, hay Office Communication Server, … Bảo mật cho các ứng dụng ảo hóa xí dụ như Citrix Delivery Platform hay các ứng dụng của điện toán đám mây.
  • Dịch vụ FTP sẽ được bảo mật và đảm bảo an toàn.
  • Bảo mật hoạt động truy cập vào control panel.
  • Bảo mật các dịch vụ truyền tải dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing hay extranet.
  • Bảo mật máy chủ VPN Access Server và Citrix Access Gateway …
  • Ngăn chặn được các tiềm ẩn chứa nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu và đánh cắp thông tin người dùng, từ đó khách hàng sẽ tin tưởng sử dụng dịch vụ hơn.

Hướng dẫn cài đặt chứng chỉ SSL cho website nhanh chóng

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các định nghĩa như SSL là gì, chứng chỉ SSL là gì hay lợi ích to lớn mà SSL có thể mang lại cho người dùng, … Ở phần tiếp theo của bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 3 cách vô cùng đơn giản để có thể cài đặt SSL cho website của mình.

Các bước cài đặt SSL Certificate trên cPanel

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên Cpanel.

Bước 2: Điều hướng trang web đến trình quản lý chứng chỉ SSL/TLS ở “SSL/TLS Manager” rồi bấm “Install and Manage SSL…“. Chọn mục Manage SSL Sites.

cài chứng chỉ ssl qua cpanel

Bước 3: Chọn tên miền website của bạn tại mục Domain.

Bước 4: Copy và dán các tệp chứng chỉ tương ứng. Sau đó bấm Install.

copy secure sockets layer

install ssl certificate

Bước 5: Kiểm tra trạng thái của chứng chỉ SSL trên trang web thông qua Manage Installed SSL Websites.

kiểm tra trạng thái chứng chỉ ssl

Chỉ với 6 bước đơn giản này người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng cài đặt SSL trên Cpanel để chống lại những cuộc tấn công xen ngang quá trình truyền tải thông tin từ hackers.

Các bước cài đặt chứng chỉ SSL trên VestaCP

Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị VestaCP bằng tài khoản người dùng có website cần cài đặt chứng chỉ số SSL.

Bước 2: Nhấn chọn vào mục WEB, sau đó là chọn tên miền website cần cài đặt và nhấp chọn mục Edit.

cài đặt chứng chỉ ssl trên vestacp

Bước 3: Trong giao diện thiết lập cấu hình ở bước này, bạn hãy chọn vào tùy chọn SSL Support, sau đó copy chính xác các nội dung bao gồm file CRT, Private KeyCA. Sau đó thì dán lần lượt vào 3 ô trống SSL Certificate/Generate CSR, SSL Key và SSL Certificate Authority/Intermediate tương ứng.

copy và paste

Bước 4: Nhấn chọn Save để có thể lưu lại các thiết lập vừa thực hiện.

Hướng dẫn cài đặt chứng chỉ SSL dễ dàng trên máy chủ Ubuntu với Apache2

Bước 1: Bạn cần phải sao chép tệp chính (yourdomain.crt) và chứng chỉ trung gian (abcCA.crt) lên máy chủ Ubuntu của bạn.

Bước 2: Tìm đến tệp cấu hình Apache để có thể chỉnh sửa. ( có thể tìm thấy trong etc / apache2 / sites-enabled / your_site_name )

Nếu như bạn không thấy được tập tin .config trong thư mục “sites-enabled” thì bạn cần chạy lệnh sudo a2ensite your_site_name.

Sau khi định vị được tệp tin thì hãy mở tệp bằng cách dùng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào.

Bước 3: Kiểm tra thử cấu hình Apache và điều chỉnh trước khi khởi động lại máy.

chỉnh sửa virtual host file

Bạn chỉnh lại những tệp sau theo SSL certificate của bạn.

  • SSLCertificateFile: Tệp chứng chỉ SSL của bạn (yourdomain.crt)
  • SSLCertificateKeyFile: Tệp khóa của bạn (được tạo ra trong quá trình tạo CSR)
  • SSLCertificateChainFile: Tệp chứng chỉ bên trung gian (CA.crt)

Bước 4: Khởi động lại Apache để tiến hành cài đặt SSL.

Lúc bạn lưu .config thì nên kiểm tra lại liệu tệp có bị lỗi không bằng cách chạy lệnh: apachectlConfigtest

Nếu như tệp .config của bạn được hoạt động tốt thì bước cuối cùng là reset lại máy chủ Apache của bạn bằng các lệnh dưới:

apachectl stop

apachectl start

Vậy là chứng chỉ Secure Sockets Layer của bạn đã cài thành công trên máy chủ Ubuntu. Nếu như nó chưa được cài đặt đúng thì hãy quay lại bước 1 và gỡ bỏ hết mọi thứ.

Những công cụ giúp kiểm tra SSL đã cài đặt ổn định hay chưa

Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra SSL đã được cài đặt đúng hay chưa và có tin cậy đối với các trình duyệt hay không.

Các công cụ kiểm tra này cũng cung cấp một số thông tin cơ bản bao gồm: Tên miền sử dụng SSL Certificate, loại và thời hạn sử dụng còn lại của SSL hay chứng chỉ SSL đã được cài đặt đầy đủ và chính xác với các mã của tổ chức CA hay không.

Để kiểm tra SSL đã được cài đặt đúng hay chưa thì người dùng chỉ cần nhập tên miền đang sử dụng SSL Certificate vào và nhấn chọn nút kiểm tra. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ việc kiểm tra mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Trang web sslshopper.com
  • Trang web ssllabs.com
  • Trang web sslchecker.com

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp các bạn có thể giải đáp được tất cả các thắc mắc cũng như đã hiểu rõ hơn về chứng chỉ SSL là gì. Cảm ơn quý bạn đọc giả rất nhiều vì đã dành thời gian để theo dõi bài viết này của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày mới tốt đẹp!