Các bước sơ cứu khi bị bỏng HIỆU QUẢ tại nhà

Các bước sơ cứu khi bị bỏng HIỆU QUẢ tại nhà

Bỏng tuy chỉ là vết thương trên da, nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ để lại hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sơ cứu đúng cách mỗi khi gặp sự cố gây bỏng. Trong bài viết này, Training Onsoft sẽ chia sẻ đến cho bạn các cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà hiệu quả nhất, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân bị bỏng

Hiện tại có 4 loại bỏng mà bạn thường gặp, đó chính là bỏng do điện, bỏng do nhiệt độ, bỏng do xăng dầu và bỏng do hóa chất. Trong đó:

  • Bỏng do nhiệt độ thường gặp là bỏng khô, hình thức bỏng này có thể là do bỏng lửa, bô xe máy hoặc tia lửa điện. Còn với bỏng ướt là do dầu mỡ bắn, bỏng nước sôi hoặc do hơi nước phả vào.
  • Bỏng do điện là bị sét đánh hoặc do điện giật
  • Bỏng do hóa chất như axit ( HNO3, HCl, H2SO4,..) hoặc bazơ ( KOH, Ca(OH)2, NAOH,..)
  • Bỏng do xăng dầu là bỏng ở nhiệt độ khô, khi xăng dầu cháy ở nhiệt độ cao thì sẽ gây bỏng sâu.

Nguyên nhân bị bỏng

Phân loại các cấp độ khi bị bỏng

Tùy vào tình trạng bỏng mà chúng tôi sẽ chia thành 3 cấp độ bỏng, gồm bỏng bề mặt, bỏng một phần da hoặc bỏng toàn bộ các lớp da. Cụ thể như sau:

Mức độ 1: Bỏng bề mặt

Ở mức độ bỏng bề mặt là chỉ bị bỏng ở phần lớp da ngoài cùng. Khi này phần da bị bỏng đó sẽ ửng đỏ và đau rát, tuy nhiên vết bỏng không quá nghiêm trọng và sau 3 ngày là lành hoàn toàn.

Mức độ 2: Bỏng một phần da

Bỏng một phần da là khi lớp biểu bì với một phần lớp chân bì đã bị tổn thương, cho nên chúng lập tức hình thành các túi phồng nước.

Nếu như các túi này bị vỡ thì sẽ làm lộ ra một lớp da màu hồng, khiến cho bạn rất đau. Với vết bỏng một phần da thì sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần nếu bạn giữ vết thương sạch, không bị nhiễm trùng.

Mức độ 3: Bỏng toàn bộ các lớp da

Riêng mức độ này thì đây là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất, bởi khi này toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương.

Khi bạn bị bỏng ở mức độ này thì vết bỏng sẽ xuất hiện màu trắng lợt hoặc bị xám lại, khô cứng nhưng hoàn toàn không mang lại cảm giác đau đớn. Vết bỏng như này rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành, thậm chí là để lại sẹo xấu.

4 cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả tại nhà

Cách xử lý khi bị bỏng do nhiệt độ

Bước 1: Khi này bạn cần loại bỏ khả năng tiếp xúc giữa các tác nhân gây bỏng với vị trí tiếp xúc bằng cách đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy hoặc dập lửa trên cơ thể. Sau đó bạn tiến hành cấp cứu toàn thân cho nạn nhân, nếu nạn nhân bị suy hô hấp do bỏng đường hô hấp hoặc đa chấn thương nhé.

Bước 2: Bạn hãy ngâm, rửa vết bỏng với nước sạch càng sớm càng tốt. Tốt nhất là bạn nên ngâm trước 30 phút, tính từ khi bị bỏng thì mới có tác dụng.

Bước 3: Khi này bạn hãy che phủ tạm thời vết bỏng bằng băng gạc y tế, khăn mặt, khăn tay thật sạch, tuyệt đối không nên quấn quá chặt.

Bước 4: Bạn hãy bù nước điện giải sau khi bị bỏng bằng cách uống nước Oresol trong trường hợp nạn nhân vẫn đang tỉnh táo, không bị chướng bụng hay buồn nôn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước cháo loãng, uống trà đường ấm và nước ép trái cây.

Bước 5: Sau đó bạn phải đưa nạn nhân đế cơ sở y tế gần nhất. Với trường hợp nạn nhân bị bỏng nặng thì phải nhanh gọi dịch vụ cho thuê xe cứu thương từ các đơn vị y tế khẩn cấp như là: 115 An Tâm, Cấp Cứu Vàng, Vina Healthcare.. Còn nếu nạn nhân bị chấn thương hay gãy xương thì nên cố định phần chấn thương rồi mới di chuyển.

bỏng do nhiệt độ

Một số lưu ý khi sơ cứu bỏng do nhiệt độ:

  • Tốt nhất là bạn ngâm vết bỏng trong nước sạch ở nhiệt độ từ 16 – 20 độ C. Bạn có thể dùng nước sôi để nguội, nước mưa, nước máy hoặc nước giếng khoan.
  • Bạn tuyệt đối không sử dụng nước đá, nước ấm có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của nạn nhân nhé.
  • Vết bỏng có thể ngâm, rửa dưới vòi nước hoặc chậu nước hay sử dụng khăn ướt để đắp lên vết bỏng.
  • Nên ngâm vết bỏng khoảng 15, 30 hoặc 45 phút cho tới khi bạn không còn cảm giác đau rát nữa. Trong khi ngâm, rửa vết bỏng thì bạn không được làm vỡ các nốt phỏng nhằm tránh bị nhiễm trùng vết thương nhé.

Cách sơ cứu khi bị bỏng do xăng dầu

Bước 1: Trước tiên bạn cần bình tĩnh để tìm một chiếc khăn to, chăn, ga được thấm nước ướt sũng để đè lên vị trí đang bắt lửa. Hoặc bạn có thể dùng chân hay dùng tay đập mạnh lên vùng bắt lửa nhằm ngăn chặn lửa lan rộng thêm.

Lúc này bạn phải lưu ý là không nên dập lửa bằng nước nhé. Lý do là xăng nhẹ hơn nước nên khi bạn sử dụng nước sẽ khiến cho nó nổi lên bề mặt nước, bắt lửa tốt hơn và lan rộng ra.

Bước 2: Sau khi dập lửa xong thì bạn dội nước lạnh trực tiếp lên vết bỏng khoảng 30 – 60 liên tục. Bạn không nên cắt phần quần áo bị dính vào vết bỏng nhé.

Bước 3: Tiếp theo bạn hãy sử dụng gạc vô khuẩn hoặc sử dụng một miếng vải sạch để phủ lên vết bỏng.

Bước 4: Cuối cùng là đưa nạn nhân vào bệnh viện để điều trị.

Cách xử lý khi bị bỏng do hóa chất

Đối với bỏng do hóa chất thì các bước sơ cứu cũng tương tự với bỏng do nhiệt độ. Tuy nhiên, khi bị bỏng hóa chất thì bạn cần phải trung hòa tác nhân gây bỏng.

  • Nếu là bỏng kiềm thì bạn nên sử dụng axit nhẹ như nước cốt chanh, giấm ăn hoặc dung dịch đường
  • Nếu là bỏng axit thì sử dụng kiềm nhẹ là xà phòng, nước vôi trong hoặc Natri Bicarbonate 2->3%

=> 2 cách này được thực hiện sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch trước đó rồi.

Cách sơ cứu khi bị bỏng do điện

Khi bị bỏng do điện thì điều đầu tiên bạn cần làm là cắt nguồn điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nơi tiếp xúc nguồn điện, nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng tay không hoặc dùng vật dụng dễ bắt điện nhé.

Nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập thì cần cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp với hô hấp nhân tạo. Ngay sau khi sơ cứu nạn nhân có hô hấp và tim đập trở lại thì bạn hãy che vết bỏng tạm thời rồi di chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất nhé.

Bỏng do điện

Khi bị bỏng nên kiêng những thứ gì?

  • Khi bị bỏng thì tốt nhất là bạn nên bổ sung một lượng nước lớn. Bởi những người bị bỏng sẽ bị mất nước và cần phải bổ sung nước gấp 2-3 lần so với người bình thường.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A và acid béo cao có trong cam, táo, bơ sữa, cà rốt, khoai tây, cải xoong, cá hồi, cá thu,…
  • Để không có sẹo và nhanh hồi phục thì bạn nên kiêng một số thực phẩm như thịt gà, rau muống, hải sản, thịt bò, trứng,…

Khi bị bỏng nên kiêng những thứ gì?

Một số lưu ý khi sơ cứu và điều trị vết bỏng tại nhà.

Khi nạn nhân gặp một số dấu hiệu như sau thì bạn cần phải đưa nạn nhân đến bệnh viện gấp, các trường hợp đó là:

  • Nạn nhân chưa được tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván
  • Nạn nhân bị bỏng ở một số vùng như mông, mặt, tay và háng
  • Vết bỏng có mùi, ngứa và đau rát
  • Vết bỏng có đường kính lớn hơn 7,5cm

Khi nạn nhân gặp một trong số các dấu hiệu trên thì bạn hãy đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để điều trị vết bỏng. Tuyệt đối không nên tự điều trị vết thương tại nhà nếu vết thương bỏng ở cấp độ 3.

Khi quần áo dính vào vết bỏng thì không nên tự ý bóc lớp quần áo đó ra mà đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa xử lý.

Khi sơ cứu bỏng thì bạn không nên:

  • Không nên bôi kem đánh răng, kem trị bỏng hoặc mỡ trăn trực tiếp lên vết bỏng. Điều này chỉ càng khiến cho vết bỏng thêm tệ hơn và làm gia tăng khả năng viêm nhiễm vết bỏng hơn.
  • Tránh làm cho bệnh nhân hoảng loạn hoặc sốc càng khiến cho vết bỏng trở nên tồi tệ hơn khi bị va quẹt nhiều
  • Tuyệt đối không được sử dụng đá lạnh để chườm trực tiếp lên vết bỏng bởi sẽ dẫn đến tình trạng biểu bì co rút, làm cho vết thương lâu lành hơn.
  • Nếu vết bỏng đặc biệt nghiêm trọng và chiếm diện tích bỏng lớn thì không nên tự ý cắt bỏ quần áo tại vùng da đó.
  • Tránh làm vỡ các nốt phỏng vì sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

Trên đây là 4 cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà và một số điều mà bạn cần lưu ý khi sơ cứu vết bỏng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến cho bạn trong bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.