Máy in báo lỗi communication error và cách xử lý

máy in báo lỗi communication error

Sử dụng máy in trở thành nhu cầu thiết yếu giúp công việc của con người được hỗ trợ tốt. Máy in để cung cấp dịch vụ in ấn, hay được sử dụng trong các văn phòng, các công ty,… trở nên phổ biến. Nhờ có thiết bị hữu ích này giúp việc in ấn văn bản, tài liệu,… khi cần được thực hiện tốt. Việc tìm hiểu để biết các lỗi ở máy in, đặc biệt là khi máy in báo lỗi communication error do nguyên nhân gì, xử lý ra sao để việc sử dụng thiết bị cần thiết này hiệu quả, chủ động.

Những lỗi thường gặp ở máy in

Một chiếc máy in khi đưa vào sử dụng sở hữu những đặc điểm khác nhau. Từ kích thước, công nghệ sử dụng, hay các tính năng,… với khả năng đáp ứng tốt cho những yêu cầu, những đòi hỏi thực tế của con người. Và với một thiết bị máy móc khi được đưa vào sử dụng không thể tránh khỏi những hư hỏng, những trục trặc. Trong đó, có một số sự cố thường gặp phải kể tới là:

Thiết bị không hoạt động

Một trong những lỗi khá thường gặp ở máy in chính là thiết bị không hoạt động. Nguyên nhân dẫn tới sự cố này là khá nhiều, nó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng của từng người.

Trong đó, một số nguyên nhân thường thấy như chưa cắm nguồn điện cho thiết bị, hay chưa đóng nắp máy in, hoặc cáp nối dữ liệu bị hư hỏng. Kiểm tra toàn diện và kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân thực tế giúp chúng ta có hướng xử lý phù hợp, từ đó giúp máy in sớm trở lại hoạt động bình thường.

Lỗi vết đen dọc từ trên xuống ở bản in

Lỗi vết đen dọc

Trong quá trình sử dụng thì lỗi vết đen dọc từ trên xuống ở bản in hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở thiết bị máy in bạn đang sử dụng. Thường thì lỗi này xảy ra do gạt mực bị xước, hoặc đã bị cô đặc bám chặt vào. Việc kiểm tra, tiến hành vệ sinh bộ phận gạt mực sạch sẽ giúp quá trình in ấn của máy in trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, việc thay mới gạt mực cũng có thể tiến hành khi bộ phận này sử dụng thời gian quá lâu.

Lỗi in ra là tờ giấy trắng

Với lỗi bản in ra là tờ giấy trắng xuất hiện do vấn đề ở trục từ của thiết bị. Lò xo bị gãy, hay biến dạng, hoặc gãy,… đều có thể là nguyên nhân dẫn tới lỗi không mong muốn này. Vì vậy, hãy tháo mực ra để tiến hành kiểm tra, điều chỉnh và xử lý vấn đề mà máy in đang gặp phải để thiết bị sớm trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

Lỗi bản in bị lem nhem

Một lỗi khác có thể gặp ở máy in khi sử dụng chính là bản in bị lem nhem, rất bẩn sau khi hoàn thành. Mực thải bị đầy, hoặc sử dụng mực in không thích hợp đều có thể dẫn tới lỗi này ở thiết bị. Hãy kiểm tra phần hộp mực, đổ mực thừa và cân nhắc dùng loại mực phù hợp với dòng máy in cần được chú ý. Lúc đó mỗi bản in được đưa ra là chất lượng nhất trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tình trạng kẹt giấy khi in

Theo công ty chuyên phân phối máy in, mua bán máy photocopy Ricoh uy tín Hưng Phúc Khang thì tình trạng kẹt giấy khi tiến hành in ấn có thể xuất hiện bất kỳ khi nào, khiến nhiều người cảm thấy bối rối, đây là 1 lỗi thông thường mà bất kỳ máy nào cũng có thể xảy ra. Vì vậy, tìm hiểu và có cách để xử lý hợp lý là điều quan trọng cần làm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra kẹt giấy chúng ta cần có cách xử lý sao cho phù hợp nhất:

  • Nguyên nhân do bao lụa máy in đã cháy, lúc này cần tiến hành thay bao lụa mới và bôi mỡ nhiệt đầy đủ.
  • Nguyên nhân do bộ lăn kẹp giấy bị bẩn, bởi thế nên vệ sinh bộ phận con lăn sạch sẽ.
  • Nguyên nhân do cảm biến ở cửa máy in và cả bộ phận khay cuốn bị lỗi, nên tiến hành thay cái mới để sử dụng lại bình thường.
  • Nguyên nhân do có vật rắn rơi vào bên trong máy in, việc kiểm tra và lấy vật rắn đó ra cần thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng.
  • Nguyên nhân do giấy in quá mỏng hoặc quá cứng.

kẹt giấy khi in

Xuất hiện lỗi máy in bị treo

Theo như khảo sát được thực hiện bởi Công ty cung cấp thiết bị in ấn Thiên Phú thì đối với máy in trong quá trình sử dụng nếu máy in bị treo thì đa phân do thực hiện quá nhiều thao tác in khiến máy load không kịp. Lúc này việc xóa toàn bộ trong mục Printer, khởi động lại thiết bị sẽ giúp máy in hoạt động trở lại bình thường cho nhu cầu của từng người dùng.

Máy in bị lỗi font khi in

Lỗi font khi in ấn là lỗi không thường gặp song khi đối mặt với nó cũng gây ra nhiều phiền toái, thậm chí là cảm giác bực mình cho mỗi người. Hãy nhớ rằng Unicode trong bảng word có thể in ra được, song với Unicode trong website thì không. Vì thế, cần xử lý khi tiến hành làm theo các bước là: Print > chọn Properties > tab Fonts > Print True Type as graphics > OK. Với vài thao tác đơn giản thì vấn đề sẽ sớm được giải quyết.

Cách xử lý máy in báo lỗi communication error theo từng nguyên nhân

Mỗi lỗi ở máy in xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau, yêu cầu cần tiến hành xử lý phù hợp mới đảm bảo thiết bị trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Trong đó, máy in báo lỗi communication error cũng khá thường gặp, có thể vì nhiều nguyên nhân và việc tìm hiểu, sửa chữa dựa trên nguyên nhân lỗi sẽ giúp máy in của bạn hoạt động trở lại, phục vụ nhu cầu in ấn đạt kết quả cao.

Máy in đang để ở chế độ offline

Chế độ offline của máy in chính là chế độ chờ, điều này đồng nghĩa với thiết bị hoàn toàn chưa sẵn sàng để có thể nhận được lệnh in. Bởi thế, việc có thể xử lý được tình trạng này giúp quá trình in ấn được đáp ứng tốt, diễn ra thuận lợi. Chuyển máy in sang chế độ Ready – sẵn sàng chỉ với vài bước đơn giản:

  • Chọn vào mục Printer trên thiết bị, lựa chọn tên của máy in mà bạn đang dùng.
  • Nhấn chuột phải vào chọn mục offline thì lúc này thiết bị sẽ chuyển sang chế độ ready.

Xử lý bộ cài máy in bị lỗi

Khi bộ cài máy in bị lỗi thì thiết bị báo communication error là điều hiển nhiên. Lúc đó, việc chúng ta cần làm chính là xóa bộ cài cũ, tiến hành cài lại cần được tiến hành. Sử dụng chính đĩa có đi kèm theo máy giúp cài lại bộ cài cho thiết bị mà chúng ta đang sử dụng được tiến hành hiệu quả:

  • Bước 1: bạn nhấn chọn vào Startprgram trên màn hình destop máy tính.
  • Bước 2: Nhấn chọn vào mục Settings . Controlpanel > printer and fax > chọn tên của máy in > tạo dựng đường dẫn cho bộ cài của máy in.
  • Bước 3: ở bước này bạn tiến hành lựa chọn cổng máy in phù hợp, sau đó nhấn next theo chỉ dẫn mà thiết bị đưa ra cho tới khi quá trình cài đặt được hoàn thành – complete.

Nguyên nhân do dây cáp in bị hỏng hoặc cắm lỏng

Đây là nguyên nhân khá đơn giản, cách xử lý cũng không yêu cầu quá phức tạp. Đối với nguyên nhân dẫn tới lỗi communication error do cắm dây cắp in bị lỏng thì việc kiểm tra, cắm lại cần được thực hiện. Tuy nhiên, nếu do dây cáp in đã hỏng thì thay mới nhanh chóng giúp bạn sớm sử dụng lại được máy in bình thường cho nhu cầu thực tế của chính mình.

nguyên nhân máy in báo lỗi communication error

Cách xử lý lỗi communication error khác

Ngoài ra, thiết bị máy in được đưa vào sử dụng còn có thể gặp những nguyên nhân khác nữa gây ra lỗi communication error. Từng nguyên nhân cụ thể chúng ta hoàn toàn có khả năng cân nhắc để tiến hành xử lý sao cho thích hợp nhất. Trong đó cụ thể là:

  • Máy in đặt ở chế độ tạm dừng – pause: Nhấn chọn vào mục Printer > lựa chọn tên của thiết bị máy in đang dùng > nhận chuột vào mục Pause giúp thiết bị chuyển sang chế độ sẵn sàng.
  • Đối với nguyên nhân do đặt không đúng cổng in chúng ta thay đổi bằng cách: chọn Printer > chuột phải vào Properties > chọn Port để cài đặt lại cổng in phù hợp.

Với từng sự cố, từng lỗi xuất hiện trên máy in có thể xuất phát do nhiều lý do, nhiều nguyên nhân khác nhau. Lỗi communication error xuất hiện trên máy in cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu và xác định từng lý do cụ thể giúp việc tiến hành xử lý được thực hiện tốt, thuận lợi. Lúc đó máy in sớm trở lại hoạt động bình thường, đáp ứng tốt ch nhu cầu in ấn của mỗi người được đảm bảo tốt nhất.