Các phương pháp tăng cường bảo mật website bạn nên biết

các phương pháp bảo mật website

Bảo mật website là một yếu tố quan trọng, cần thiết để vận hành website. Vậy làm thế nào để bảo mật website an toàn và hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin tổng hợp phương pháp tăng cường bảo mật website tốt nhất nhé!

Bảo mật website là gì?

Bảo mật website là một nhiệm vụ đảm bảo tính an toàn cho website. Mỗi website sẽ có một máy chủ (server riêng). Có nhiệm vụ mở một cửa sổ cho phép mạng bạn đang sử dụng kết nối với bên ngoài. Mỗi website khi kết nối với máy chủ đều có một địa chỉ IP riêng, được mã hóa và đảm bảo tính an toàn. Khi cửa sổ này bị một địa chỉ IP chứa mã độc xâm nhập và mọi thông tin nghĩa là đã xảy ra lỗ hổng bảo mật. Có thể hiểu là việc thiết lập các chế độ bảo mật cho website để phòng tránh trường hợp bị kẻ gian xâm nhập và đánh cắp thông tin dữ liệu.

bảo mặt website

Các phương pháp tăng cường bảo mật website

Dưới đây là tổng hợp phương pháp tăng cường bảo mật website hiệu quả thường được sử dụng như:

Đảm bảo thường xuyên cập nhật phần mềm ứng dụng website

Cập nhật phần mềm ứng dụng website thường xuyên được xem là một điều nhiên cần phải thực hiện. Để đảm bảo website của bạn tránh được những nguy hiểm bị tấn công. Một khi lỗ hổng bảo mật website được tìm thấy trong phần mềm ứng dụng, hacker sẽ chớp lấy thời cơ tấn công website một cách dễ dàng. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo cập nhật ứng dụng website thường xuyên.

Bảo mật SQL injection

sql injection

Tấn công SQL Injection được xem là một trong những loại tấn công website nguy hiểm và khá phổ biến. Thường gây ra những thiệt hại đáng kể cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Cách phòng ngừa SQL injection phổ biến nhất: Đầu tiên là cần thường xuyên cập nhật và vá lỗi của tất cả các máy chủ, dịch vụ và ứng dụng. Sau đó sản xuất và sử dụng tốt source code, đồng thời kiểm thử source code trang web đảm bảo rằng không cho phép tồn tại các lệnh SQL có dấu hiệu bất thường.

Xem thêm: MySQL là gì? Các thuật ngữ trong MySQL

Bảo mật website với XSS Defender

Tấn công XSS (Cross Site Scripting) là cách tấn công mà hacker chèn các đoạn script nguy hiểm vào trong source code ứng dụng web. Để thực thi các đoạn mã độc Javascript nhằm chiếm phiên đăng nhập của người dùng. Cũng giống như cách phòng chống tấn công SQL Injection chìa khóa ở đây chính là đảm bảo kiểm tra dữ liệu đầu vào. Khi tự động tạo ra HTML, bạn cần sử dụng các hàm rõ ràng hoặc sử dụng các hàm trong frameworks tự động chạy phù hợp.

xss defender

Ngoài ra bạn có thể sử dụng hộp công cụ của XSS Defender là Content Security Policy (CSP). Đây là một thuộc tính mà máy chủ trả về cho trình duyệt để có thể giới hạn cách thức JavaScript được thực hiện trong website. Như việc giới hạn không cho phép chạy bất kỳ tập lệnh nào không được lưu trữ trên tên miền của bạn hay không cho phép JavaScript inline hoặc vô hiệu hóa hàm eval(). Điều này kiến cho tin tặc khó tấn công hơn, ngay cả khi chúng có thể đưa vào trang web của bạn.

Bảo mật với các thông báo lỗi

Cần cẩn thận với thông tin hiển thị trong các thông báo lỗi. Đảm bảo rằng chỉ cung cấp những lỗi tối thiểu cho người dùng. Đồng thời, không cung cấp đầy đủ các chi tiết ngoại lệ. Vì những điều này sẽ khiến cho tấn công SQL injection trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc lưu trữ các lỗi chi tiết trong nhật ký máy chủ vô tình chỉ cho tin tặc biết được thông tin mà họ cần.

Phòng và xử lý các cuộc tấn công DDOS

tấn công ddos

Tấn công DDOS còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ, tấn công không lấy cắp được dữ liệu hay phá hỏng cấu trúc của website. Mục đích của tấn công này là làm quá tải server, ngăn chặn việc truyền tải thông tin, chất lượng kết nối và khả năng truy cập vào website. Thực sự thì không có một biện pháp cụ thể nào để tránh khỏi tấn công DDOS. Vì vậy nếu muốn tránh những thiệt hại khi bị tấn công DDOS cần phải chuẩn bị trước kế hoạch xử lý ngay lập tức. Bạn có thể giới hạn yêu cầu truy cập web, định tuyến hố đen chuyển các traffic hay dùng mạng Anycast để phân tán traffic.

Phê duyệt hợp lệ bảo mật website phía máy chủ

Phải luôn xác nhận thực hiện cả trên máy chủ và trình duyệt. Trình duyệt có thể bắt các lỗi đơn giản như việc nhập các trường số hoặc bỏ trống các trường bắt buộc. Cần phải đảm bảo kiểm tra xác nhận nếu không mã độc có thể chèn vào cơ sở dữ liệu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp bị dính mã độc bạn có thể sử dụng phần mềm quét mã độc để xử lý.

Cài mật khẩu có độ bảo mật cao

đặt mật khẩu mạnh

Bạn nên cài đặt mật khẩu có độ bảo mật cao cho máy chủ và khu vực quản trị website. Nên sử dụng những mật khẩu phức tạp và đủ mạnh để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản. Các yêu cầu để đảm bảo tính bảo mật cho mật khẩu là: tối thiểu tám ký tự, phải bao gồm một chữ cái viết hoa, một số và một ký tự đặc biệt.

Xét duyệt khi tải tập tin lên website

Việc cho phép người dùng tải tập tin lên trang web là một trong những nguy cơ ảnh hưởng tới bảo mật website. Chỉ cần một thao tác nhỏ như thay đổi avatar thì cũng cho phép người dùng tải tệp lên web của bạn. Nếu như bạn cho phép người dùng tải lên hình ảnh. Bạn sẽ không thể dựa vào đuôi mở rộng của ảnh để xác minh rằng tệp đó là hình ảnh vì chúng rất dễ bị giả mạo. Việc mở tập tin kiểm tra kích thước cũng không thể chắc chắn rằng hầu hết các định dạng hình ảnh cho phép lưu trữ một phần miêu tả có thể chứa source code được thực hiện bởi máy chủ.

Bảo mật với HTTPS

HTTPS là viết tắt Hyper Text Transfer Protocol Secure, đây là phiên bản an toàn của HTTP. Chữ ‘S’ ở cuối HTTPS là viết tắt của “Secure” có nghĩa là bảo mật. Đây là một giao thức sử dụng để cung cấp bảo mật qua Internet. HTTPS đảm bảo với người dùng đang tương tác với máy chủ và không ai khác có thể chặn hoặc thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem. Sau khi mua chứng chỉ bảo mật SSL từ các công ty thiết kế website uy tín, bạn chỉ cần bật HTTPS và có các công cụ cộng cộng hiện có cho các frameworks để có thể tự động thiết lập.

Xem thêm: Vì sao nên sử dụng HTTPS?

bảo mật website bằng https

Công cụ bảo mật website

Dưới đây là một số công cụ phát hiện lỗ hổng bảo mật website miễn phí, có thể phát hiện các hành vi đang cố gắng khai thác và phá hoại trang web của bạn:

  • Netsparker: Rất tốt để thử nghiệm SQL injection và XSS
  • OpenVAS: Đây là chương trình quét mã bảo mật mã nguồn mở. Mặc dù rất tốt cho việc kiểm tra các lỗ hổng nhưng khó thiết lập vì có yêu cầu máy chủ OpenVAS được cài đặt.
  • SecurityHeaders.io: Đây là một công cụ bảo mật website nhanh chóng. Kiểm tra CSP và HSTS đã bật hay chưa cũng như cấu hình một tên miền chính xác.
  • Xenotix XSS Exploit Framework: Là một công cụ của OWASP có thể  phát hiện và khai thác lỗ hổng XSS trong ứng dụng web.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn tổng hợp phương pháp tăng cường bảo mật website. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho website của bạn. Nếu không am hiểu nhiều về kỹ thuật, bạn có thể liên hệ với công ty thiết kế website để họ thực hiện bảo mật website cho bạn.